Diễn biến trận chiến Trận_Bạch_Giang

Vào tháng 5 năm 661, cánh thứ nhất của Wakoku xuất phát với các chỉ huy là Azumi no Hirafu, Sai no Ajimasa và Echi no Takutsu. Đó là đội tiền tiêu hộ tống Phong Chương vương (Phù Dư Phong Chương), với hơn 170 chiến thuyền và hơn 1 vạn quân.

Tháng 3 năm 662, cánh thứ nhất của Wakoku là lực lượng chính khởi hành. Chỉ huy là Kamitsuke no Wakugo, Kose no Kamusaki, Abe no Hirafu.

Năm 663, Phong Chương vương gặp Quỷ Thất Phúc Tín, nghi Phúc Tín có âm mưu giết mình Phong Chương vương đã giết Phúc Tín. Quân đội Tái thiết Bách Tế, nhận được sự hỗ trợ từ Wakoku, đã thành công trong việc đánh đuổi quân đội Tân La và tiến vào miền nam Bách Tế.

Để đối phó với sự nổi dậy của Bách Tế, nhà Đường điều động 7,000 lính thủy quân do Lưu Nhân Quỹ (劉仁軌) chỉ huy quân tiếp viện. Quân đội nhà Đường và Tân La quyết định tiến công bằng đường bộ và đường thủy tiêu diệt các lực lượng liên minh của Wakoku và Bách Tế trong một cuộc đột kích. Các lực lượng trên bộ được chỉ huy bởi các tướng nhà Đường, Tôn Nhân Sư (孫仁師), Lưu Nhân Nguyện (劉仁願), và Vua Kim Pháp Mẫn (Văn Vũ Vương) của Tân La. Lực lượng hải quân gồm hơn 170 chiến thuyền do Lưu Nhân Quỹ, Đỗ Sảng (杜爽) và cựu thái tử Bách Tế Phù Dư Long chỉ huy đã xuôi theo sông Hùng Tân và gặp lực lượng trên bộ để đánh chặn quân Wakoku.

Mặt khác, phía Triều đình Yamato thiếu một bộ chỉ huy thống nhất với quyền lực mạnh mẽ, và chiến lược cũng rất cẩu thả. So với nhà Đường, phe Yamato có ít kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh với nước ngoài, và thêm vào đó, sức mạnh quân sự tổng thể cũng kém hơn. Trong khi đó phía Bách Tế hoàn toàn không thống nhất, và lúc này họ đang ở trong tình trạng nội bộ lục đục.

Chiến tranh trên biển

Các lực lượng liên minh Wakoku và Bách Tế đã trì hoãn việc đến sông Bạch Thôn trong 10 ngày do ảnh hưởng của vụ hạ sát Phúc Tín, vì vậy họ đã tấn công vào cửa sông Bạch Thôn Giang nơi đóng quân của nhà Đường và quân Tân La và tiến hành một trận hải chiến. Người ta nói rằng quân Wakoku đã chia thành ba đội hình tấn công bốn lần, nhưng mặc dù có một số lượng lớn tàu chiến, Wakoku đã bị thủy quân Đường và Tân La đánh bại vào ngày 28 tháng 8 năm 663.

Trong trường hợp này, chiến lược lực lượng liên minh của Wakoku và Bách Tế thực hiện “Nếu chúng ta đánh trước, kẻ thù sẽ rút lui" là vô cùng cẩu thả.

Chiến tranh trên bộ

Cùng lúc đó, trên bộ, quân đội của Đường và Tân La đã đánh bại quân của Wakoku và Bách Tế, và lực lượng khôi phục Bách Tế bị sụp đổ.

Trong số hơn 1,000 tàu Nhật Bản tập trung tại Bạch Thôn Giang, hơn 400 tàu đang bốc cháy. Có ghi chép rằng những người thuộc hào tộc (豪族, gōzoku) hùng mạnh ở Kyushu, như tộc Tsukushi no Sachiyama, tộc Haji no Hodo, tộc Hino Okina, tộc Otome no hakama đã bị quân nhà Đường bắt giữ và giam giữ làm tù binh trong 8 năm mới được phép trở về nhà.

Sau thất bại lớn tại sông Bạch Thôn, lực lượng thủy quân Wakoku đã mang theo quân đội Wakoku và những cư dân Bách Tế muốn lưu vong lên tàu và cuối cùng trở về Wakoku trong khi bị truy đuổi bởi lực lượng thủy quân Đường và Tân La.

Khi quân tiếp viện đến gần, Phong Chương Vương bỏ mặc những người lính trong thành và trốn khỏi Chu Lưu thành (周留城), vốn là căn cứ của ông, và gia nhập Quân đội Hoàng gia Yamato vào ngày 13/8, nhưng khi bị đánh bại, ông cũng bỏ trốn và đào tẩu đến Cao Câu Ly cùng một số những người theo hầu.

Liên quan